Lễ ăn hỏi là gì? Ý nghĩa & thủ tục ngày ăn hỏi chi tiết nhất

Hiển thị tất cả 12 kết quả

Lễ ăn hỏi là một phần nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, đồng thời là sự thông báo chính thức cho quan viên hai họ về việc cưới gả của đôi uyên ương.Đây là giai đoạn quan trọng nhất đánh dấu bước ngoặt trong hôn nhân của đôi bạn trẻ. Tuy nhiên hiện nay, không phải các cặp tình nhân nào cũng biết ý nghĩa của lễ đám hỏi. Qua bài viết, Cưới hỏi Hưng Thịnh xin chia sẻ cùng bạn đôi nét về lễ đám hỏi của người Việt. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, là thời điểm chính thức được thông báo hai bên gia đình kết thành thông gia. Là giai đoạn cô gái trở thành “vợ sắp cưới” chàng trai trở thành “chồng sắp cưới”. Cũng là thời điểm chú rể được trở thành con trong gia đình của cô dâu và ngược lại cô dâu được phép gọi ba mẹ của chú rể bằng bố và mẹ.

2. Ai là người thực hiện thủ tục lễ hỏi?

Đương nhiên nhân vật quan trọng không thể thiếu đó chính là cô dâu và chú rể. Ngoài đôi uyên ương còn có bố mẹ của chú rể, cô gì chú bác, họ hàng cô dâu và người thân trong gia đình của hai bên.

Tuy nhiên, theo sự phát triển của thời đại, trong ngày đám hỏi hai bên gia đình vẫn có thể mời một số bạn bè thân thiết đến chung vui.

3.  Việc tổ chức lễ có ý nghĩa gì đối với cô dâu và chú rể

Việc chuẩn bị chu đáo, kỹ càng về sính lễ cho ngày ăn hỏi chính là lòng thành của họ nhà trai dành cho họ nhà gái và cô dâu. Thiện chí, tâm tư của nhà trai được nhà gái nhìn thấy rõ qua từng tráp lễ đã được chuẩn bị. Cho nên nhà trai cần cân nhắc, sắp xếp, trang trí sính lễ sao cho phù hợp và đẹp mắt nhất có thể.

Mặt khác, lễ có hậu có hoành tráng mới khiến đôi uyên ương hãnh diện với anh em họ hàng hai bên. Thể hiện mức độ đầu tư của nhà trai cũng như khiến nhiều chị em phải ghen tị với phúc phần của cô dâu.

4.  Tổ chức lễ ăn hỏi có cần phải xem ngày giờ tốt không?

Theo quan niệm “có thờ có thiêng có kiêng có lành” bởi vậy trước khi tổ chức hôn lễ nhất định phải xem và chọn lấy ngày lành tháng tốt, giờ hoàng đạo để lứa đôi bên nhau được yên ấm no đủ, con cái sau này ngoan ngoãn thông minh. 

Tuy nhiên, với thời gian nghỉ cưới eo hẹp nó đã có phần biến tướng đi để phù hợp với hoàn cảnh của đôi bên. Cụ thể, lễ đính hôn có thể được tổ chức theo 2 hình thức sau:

4.1. Tổ chức trước ngày cưới một thời gian

Đây là thủ tục cưới hỏi truyền thống, nó được tổ chức nếu hai bên không bị bó buộc về thời gian như bận công tác, cưới “chạy bầu”, khoảng cách xa xôi hay một số lý do cần phải rút ngắn thời gian cưới hỏi.

Hình thức này cần phải thống nhất được ngày thuận tiện để đôi bên qua lại lẫn nhau, đồng thời là ngày tốt để mọi sự hanh thông sau này. Đối với các cô dâu cao số phải cưới hai lần thì đây là cách phù hợp nhất.

4.2. Tổ chức lễ ăn hỏi chung hoặc trước ngày cưới 1 ngày

Cách tốt nhất để rút ngắn thời gian cưới là gộp chung ngày ăn hỏi và ngày cưới cùng với nhau. Thông thường đây là cách phổ biến nhất đối với vợ chồng trẻ đang làm việc hành chính văn phòng. Trường hợp muốn giữ nét truyền thống, bạn có thể ăn hỏi trước ngày cưới 1 ngày.

5. Những thành phần cần có trong ngày lễ ăn hỏi

Cưới hỏi là việc của đôi bên nên trong ngày này nhất định phải có sự có mặt của cả nhà trai lẫn nhà gái. Trong đó:

5.1. Họ nhà trai

Thành phần tham dự gồm có: chú rể và ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột, họ hàng thân thiết của chú rể. Đội bê tráp khoảng 5 đến 11 người bưng lễ vật của nhà trai sang nhà gái

5.2. Họ nhà gái

Tương tự nhà chú rể, bên nhà gái cũng có sự góp mặt của cô dâu, ông bà cha mẹ anh em họ hàng thân thiết và đội đỡ tráp với số lượng tương ứng với nhà trai để đỡ lễ.

6. Lễ ăn hỏi gồm những gì? Lễ vật cần chuẩn bị ra sao?

Dù truyền thống hay hiện đại, ngày đính hôn nhất định phải có các sính lễ như sau:

  • Cơi trầu buồng cau
  • Nhẫn cưới vàng
  • Hạt sen tươi hoặc khô
  • Chè, thuốc, rượu
  • Hồng bao đựng tiền nạp tài
  • Các loại bánh truyền thống của địa phương như bánh xu xê, bánh cốm, bánh bía, …

Xem thêm: Tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì?

Bên cạnh đó, tùy theo yêu cầu của nhà gái cũng như kinh tế của nhà trai mà sính lễ có thể có thêm thủ lợn, heo quay, xôi gà, ngũ quả hay trang sức, sổ đỏ, cho cô dâu. Các tráp lễ này được đặt trong mâm hoặc khay sơn son thiếp vàng, bên ngoài phủ khăn đỏ thêu rồng phượng hay chữ song hỷ lâm môn.

7. Khi tổ chức lễ ăn hỏi hai bên gia đình cần chuẩn bị những gì?

Ăn hỏi là ngày chú rể và họ hàng mang sính lễ tới để hỏi cưới cô dâu, bởi vậy thứ quan trọng nhất mà nhà trai cần chuẩn bị là sính lễ theo yêu cầu của nhà gái, họ hàng anh em đủ vai vế từ ông bà, bố mẹ đến anh em họ hàng thân thiết. Ngoài ra cần nhờ cậy bạn bè là các nam thanh niên chưa vợ hoặc thuê người đến để bưng tráp lễ.

Tương tự, ngoài các thành phần tham dự như anh em họ hàng, bên cô dâu cũng cần chuẩn bị người đỡ lễ, thuê bàn ghế, trang trí nhà cửa để tiếp đón họ nhà trai. 

Đương nhiên, trang phục của cô dâu, chú rể hay quan viên hai họ cũng cần được chỉn chu, trang trọng.

8. Trình tự thực hiện trong nghi lễ đám ăn hỏi ra sao?

Lễ hỏi là một trong những nghi thức quan trọng nhằm giúp đôi uyên ương kết duyên trong sự vui tươi trọn vẹn. Cho nên, chúng ta cần phải thực hiện chu đáo, nghiêm túc và theo đúng trình tự của nó. Cụ thể:

Nhà trai xuất phát mang sính lễ đến nhà gái

Thường thì khi tổ chức cưới hỏi, người dân việt sẽ chọn ngày lành tháng tốt. Trong lễ đám hỏi cũng không ngoại lệ. nhà trai sang nhà gái cũng được ấn định ngày giờ.

Sau khi bên nhà trai đã chuẩn bị, kiểm tra đầy đủ các lễ vật như trên sẽ xuất phát sang nhà gái để hỏi cưới cô dâu. Chúng tôi khuyên nhà trai nên cân đối thời gian để đến nhà gái trao lễ ăn hỏi kịp giờ lành tháng tốt.

Trao lễ vật giữa hai bên gia đình

Trước khi hai bên gia đình tiến hành nghi thức trao lễ vật cho nhau. Bên nhà trai cần chuẩn bị kĩ càng, tươm tất từ khâu nghi thức lẫn lễ phẩm.

Bên nhà trai cần sắp xếp đội hình các thành viên trong gia đình theo đúng thứ bậc từ cao xuống thấp. Nghĩa là xếp theo thứ tự: Ông bà, các bậc cao niên đại diện gia đình trước, sau đó đến bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và cuối cùng là các thành viên khác trong gia đình.

Gia đình của cô dâu cùng các bậc cao niên đại diện bên nhà gái sẽ ra đón chào gia đình thông gia.

Đương nhiên, khi hai gia đình gặp mặt sẽ có màn chào hỏi nhau một cách thâm tình sau đó mới thực hiện trao lễ vật.

Đội bê tráp bên nhà trai trao lễ vật cho đội đỡ tráp nhà gái để đưa mâm hoa quả vào trong nhà của cô dâu. Sau đó chính hai đội bưng mâm hoa quả sẽ trao phong bì trả duyên. Tất nhiên là phòng bì này do bên nhà trai và nhà gái cùng thống nhất chuẩn bị. Kế đến là bài phát biểu lễ ăn hỏi để xin cưới.

Giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ ăn hỏi

Sau khi phần trao lễ vật được thực hiện, bên nhà gái sẽ mời nước nhà trai, rồi hai bên cùng giới thiệu thành phần tham dự. 

Tham khảo: Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay nhất

Để đáp lễ cho nhà trai là lời phát biểu họ nhà gái trong lễ ăn hỏi để cảm ơn và giới thiệu thành phần tham dự trong buổi lễ.

Sau đó, đại diện bên nhà trai đứng dậy phát biểu, trình bày lý do đến hỏi cưới cô dâu, đồng thời giới thiệu các lễ vật mà nhà trai mang đến.

Đại diện nhà gái nói lời cảm ơn và chấp nhận tráp lễ. Mẹ của cô dâu và chú rể cùng mở tráp lễ trước sự chứng kiến của mọi người.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu tráp ăn hỏi 7 lễ đẹp nhất 2022

Cô dâu ra mắt gia đình chú rể

Theo phong tục ở nhiều nơi, khi nhà gái chưa nhận tráp lễ của nhà trai thì chú rể sẽ không được gặp mặt cô dâu. Nhưng bây giờ đã đến lúc chú rể lên phòng cô dâu để ra mắt gia đình nhà trai.

Tiếp theo lễ ăn hỏi, cô dâu chào hỏi và rót nước mời gia đình bên nhà trai. Còn chú rễ rót nước mời gia đình của cô dâu.

Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái

Trước khi cho chú rể ra mắt tổ tiên, mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ vật từ mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ để cúng ông bà. Cuối cùng là mẹ cô dâu dẫn cô dâu và chú rễ lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái để ra mắt tổ tiên.

Hai bên gia đình bàn bạc lễ cưới

Sau khi đã thực hiện xong các nghi thức của lễ ăn hỏi. Hai bên thông gia sẽ thống nhất, ấn định ngày giờ đón cô dâu và ngày tổ chức lễ cưới.

Đồng thời, hai bên sẽ chụp những bộ ảnh lưu niệm cùng người thân và quan khách.

Đằng gái mời cơm bữa cơm thân mật với đằng trai

Sau khi trao sính lễ và phát biểu ăn hỏi, thông thường nhà gái sẽ mời toàn thể hai họ dùng cơm để nói chuyện, gắn kết tình thông gia để mối lương duyên thêm bền chặt.

Bữa cơm đa phần thường là những món ăn truyền thống đặc trưng của vùng, miền họ nhà gái hoặc thay đổi để phù hợp với họ nhà trai.

Trong bữa cơm, hai bên sẽ tiến hành giao lưu, chào hỏi và làm quen với nhau. Trao đổi thông tin về tên tuổi, công việc cũng như những quan điểm sống hay câu chuyện đời thường.

Nhà gái lại mâm quả cho nhà trai

Khi đã kết thúc buổi lễ. Nhà gái sẽ chia lại quả (10 lễ vật ) và trả lại mâm tráp cho nhà trai. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý không dùng kéo để cắt mâm quả; mâm tráp được trả phải để ngửa nắp lên.

Sau khi đã nhận lại quả, bên nhà trai sẽ xin phép ra về. Còn bên nhà gái sẽ ở lại dùng bữa cơm thân mật. Đương nhiên bên nhà trai cũng có thể được dùng nếu như hai bên gia đình thống nhất.

9. Trang phục của cô dâu, chú rể và đôi bên gia đình

Theo tục lệ, vào ngày lễ ăn hỏi cô dâu mặc áo dài đỏ, chú rể mặc áo dài hoặc vest sẫm màu trong mặc sơ mi trắng. Tuy nhiên, hiện nay màu sắc, kiểu dáng thiết kế trang phục của chú rể và cô dâu sẽ tùy theo sở thích và vóc dáng của người mặc.

Bên cạnh nghi thức, tráp lễ của 3 miền Bắc – Trung – Nam cũng có nhiều điểm khác nhau, bởi vậy để buổi lễ diễn ra đúng với phong tục, tập quán của từng địa phương bạn cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bên gia đình nhà gái để thuận ý đôi bên.

Trên đây, chúng tôi đã khái quát đầy đủ cho các bạn những điều cơ bản về lễ hỏi. Nhìn qua sẽ thấy có những nghi thức dài dòng, phức tạp nhưng nó chỉ diễn ra tầm khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng là kết thúc.

Nếu có nhu cầu đặt tráp lễ ăn hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0962 333 382, cưới hỏi Hưng Thịnh sẽ tư vấn cụ thể, nhiệt tình cho các bạn.