Lễ dạm ngõ, chạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ có rất nhiều tiên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền như: lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ gặp mặt… Theo phong tục cưới hỏi của người Việt, Đây là nghi thức lễ đầu tiên của 2 gia đình gặp gỡ nhau sau quá trình tìm hiểu của 2 bạn trẻ, Lễ vật đầu tiên được gia đình nhà trai chuẩn bị Mang đến nhà gái nói chuyện người lớn là tráp dạm ngõ, đây cũng là khởi đầu cho công việc tiến tới hôn nhân của cô dâu chú rể. Vậy lễ dạm ngõ gồm những gì? Hay tráp dạm ngõ cần những lễ vật gì?
Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Như đã nói thì lễ dạm ngõ chính là buổi lễ gặp mặt giữa hai bên gia đình lần đầu tiên. Trong buổi lễ này, người lớn hai bên sẽ tiến hành trò chuyện và tìm hiểu rõ hơn về gia đình của đối phương. Mặc dù những cặp đôi trẻ hiện nay đã có thể tự do theo đuổi nhưng hôn nhân vẫn được coi là chuyện đại sự, được quyết định bởi cha mẹ. Khi đó, nhà trai sẽ đem lễ qua nhà gái để xin phép cho hai gia đình được qua lại chính thức và tiến xa hơn là hôn nhân của cặp đôi trẻ.
Để có một lễ chạm ngõ thật suôn sẻ và đủ đầy, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ cưới hỏi trọn gói của Hưng Thịnh. Hưng Thịnh sẽ hết lòng phục vụ khách hàng trong việc làm tráp, trang trí cho đám cưới, hoa và nhiều dụng cụ dùng cho lễ cưới.
Tráp dạm ngõ gồm những gì?
Tráp lễ dạm ngõ gồm những vật như sau :
1. Trầu cau: 9 quả cau lá trầu, trong đó đã kèm vỏ chay, số 9 là số đẹp, ý nghĩa.
2. Rượu: Các loại hay sử dụng volka, vang chile, chivas…
3. Thuốc: 1 bao, hoặc 1 cây: thăng long, vina, ba số…
4. Trang trí hoa tươi: hoa hồng, lan, cát tường,
5. Chè: 1 lạng, 2 lạng, 5 lạng chè ngon đóng hộp giấy, hộp sắt đẹp…
6. Bánh: Thường dùng bánh cốm, bánh phu thê, bánh danisa…
7. Quả: Tăng giá trị và độ sang trọng cho mâm lễ dạm ngõ: táo, dưa lưới, lê hàn, xoài, cam…
Số đồ lễ theo phong tục Miền Bắc thường là số lẻ – là số tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở. Tuy nhiên, tại một số ít địa phương vẫn có tục lệ số đồ lễ là số chẵn thì chúng ta vẫn làm theo để đảm bảo ngày lễ chạm ngõ diễn ra thành công tốt đẹp.
Một số mẫu dạm ngõ tại Cưới Hỏi Hưng Thịnh:
Thành phần tham gia trong buổi Lễ
Thành phần đón tiếp nhà Trai
Vì là buổi lễ đầu tiên giữa 2 gia đình nên các thành phần tham dự buổi lễ dạm ngõ chủ yếu là bố mẹ, ông bà, cô chú bác ruột của cô dâu và chú rể. Thường sẽ khoảng 5 đến 7 người.
Thành phần đón tiếp nhà gái
Bố mẹ, ông bà, cô chú bác ruột của cô dâu và cô dâu. Thường sẽ khoảng 5 đến 7 người bên nhà gái cũng vậy. Để buổi lễ dạm ngõ diễn ra đúng giờ, 2 bên gia đình đều phải thông báo chính xác thời gian cho những người tham gia để chủ động có mặt đúng giờ, gia đình nhà gái được đón tiếp chu đáo, trọn vẹn.
Tráp dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gồm những gì?
Trong lễ dạm ngõ, nhà trai và nhà gái đều cần chuẩn bị nhưng không phải đều chuẩn bị lễ giống nhau. Mặc dù lễ chạm ngõ không yêu cầu quá phức tạp như lễ thành hôn, nhưng nhà trai cũng cần chuẩn bị đầy đủ lễ. Theo đó thì một lễ vật được coi là đầy đủ khi có đủ trầu cau, thuốc, rượu chè, bánh kẹo cũng như hoa quả. Mặc dù vậy thì mỗi phong tục sẽ lại đưa ra một mâm lễ vật dạm ngõ khác nhau.
Lễ dạm ngõ miền Bắc
Đầu tiên lễ dạm ngõ miền Bắc khá phổ biến hiện nay, và lễ dạm ngõ Hà Nội cũng tương tự như thế. Nhà trai sẽ cần chuẩn bị cặp trà, rượu, trầu cau và cả một chút bánh trái. Hãy đảm bảo các lễ vật mà bạn lựa chọn đều là số chẵn để thể hiện ý nghĩa của nó.
Lễ dạm ngõ miền Trung
Bên cạnh lễ dạm ngõ miền bắc thì chúng ta còn có thêm tráp dạm ngõ miền Trung, được biết đến là đơn giản hơn so với miền Bắc. Bạn chỉ cần chuẩn bị khay trầu cau cùng chai rượu lễ có gói giấy đỏ. Những địa phương như Phú Yên hay Bình Định thì còn có thêm cả bánh hồng.
Lễ chạm ngõ miền Nam
Tại lễ dạm ngõ/ chạm ngõ miền nam thì chúng ta sẽ chuẩn bị bánh phu thê, trà cùng với rượu và trầu têm cánh phượng. Đừng quên chuẩn bị thêm mâm ngũ quả khi ra mắt nhà gái nhé.
Nhà gái cần chuẩn bị như thế nào trong buổi Dạm ngõ
Trong khi nhà trai chuẩn bị lễ vật tráp dạm ngõ, thì bên phía nhà gái cũng cần phải chuẩn chu đáo cho việc đón tiếp thể hiện sự cởi mở, quý trọng. Đây cũng là cách để nhà gái tạo ấn tượng với gia đình nhà trai và giúp con gái mình có cuộc sống hạnh phúc về sau.
+ Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nóc, thoáng mát. Nếu nhà cũ có thể sơn sửa lại trong quy mô hoàn cảnh gia đình cho phép.
+ Bài trí lau chùi bàn thờ tổ tiên, cắm hoa tươi, bày mâm ngũ quả đầy đủ để mời ông bà về tham gia cùng trong ngày tổ chức lễ dạm ngõ. Mặt khác, khi gia đình nhà trai mang tráp đến, chú rể sẽ đại diện dâng lên cúng và thắp hương bàn thờ tổ tiên nên cần chú trọng công việc này.
+ Chuẩn bị chỗ đậu xe, thuê bàn ghế phông rạp, hoa quả, trà nước để đón tiếp chu đáo nhất.
+ Nhà gái có thể chuẩn bị sẵn bữa cơm để đãi khách sau lễ thăm hỏi nếu nhà trai ở xa đến, còn ở gần thì không nhất thiết phải làm cơm, yêu cầu mâm cỗ không cần quá cầu kỳ những vẫn phải tươm tất và đầy đặn để thể hiện sự hiếu khách của gia đình mình đối với gia đình ông bà thông gia tương lai.
Quy Trình buổi lễ dạm ngõ
+ Đúng giờ đã được nhà trai thông báo hẹn nhà gái, đoàn phía nhà trai tiền hành xuất phát mang tráp dạm ngõ di chuyển đến nhà gái. Nếu gần có thể đi bộ hoặc đi xe máy, còn xa thì nên đi bằng ô tô sẽ tiện hơn cho cả đoàn còn xa hơn nữa có thể đi máy bay, ví dụ Nhà Trai ở Hà Nội Và nhà gái ở Sài Gòn.
+ Đúng giờ đã định Nhà Trai bước vào nhà gái, Sau khi gặp mặt chào hỏi, bắt tay và ngồi vào nhà trò truyện, đại diện bên phía nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu.
Lời chào hỏi và giới thiệu về thành viên của đoàn nhà trai
“Kính thưa hai họ, thưa các cụ, các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay. Tôi là (tên trưởng đoàn nhà trai), là (vai vế so với chú rể – ví dụ như ông trẻ, bác ruột) của cháu (tên chú rể) và là đại diện cho họ nhà trai đến tiến hành lễ chạm ngõ cho hai cháu. Thay mặt toàn thể đoàn nhà trai, tôi xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến họ nhà gái. Tôi cũng xin phép được giới thiệu thành phần đoàn nhà trai tham dự lễ dạm ngõ ngày hôm nay gồm (giới thiệu tên và vai vế so với chú rể theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.
Tiếp theo sau đó: Thể theo nguyện vọng của hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) và được sự cho phép của gia đình nhà gái, hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây để xin ra mắt gia đình nhà gái và xin phép họ nhà gái đồng ý cho làm lễ dạm để hai cháu được chính thức qua lại. Đồng thời, bàn bạc để hai bên gia đình thống nhất, chuẩn bị cho lễ hỏi, lễ thành hôn của các cháu trong thời gian sắp tới”.
“Đoàn nhà trai chúng tôi rất vui mừng vì sự đón tiếp đông đủ, ấm cúng, nồng hậu của gia đình nhà gái. Trải qua quãng thời gian dài quen biết và tìm hiểu, cho đến nay tình cảm giữa hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) đã chín muồi. Cháu (tên chú rể) đã trình bày với bố mẹ, họ hàng nội ngoại về mong muốn về chung một nhà với cháu (tên cô dâu).
Giới thiệu sính lễ mà họ nhà trai đem đến
“Trong buổi lễ ngày hôm nay, gia đình nhà trai chúng tôi đã chuẩn bị tráp lễ dạm ngõ gồm: lá trầu, quả cau, chai rượu, gói trà… Tôi xin phép được mời cha mẹ của cháu (tên chú rể) và cháu (tên cô dâu) lên cùng trao – nhận và mở tráp lễ vật mà nhà trai mang đến. Hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp nhận lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị và đồng ý cho hai cháu nên duyên trăm năm”.
Tiếp Theo Bác đại Diện thay mặt nhà trai gửi lời cảm ơn đến nhà gái
“Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin cảm ơn vì sự đón tiếp chu đáo, thân tình của gia đình nhà gái. Cảm ơn sự có mặt của tất cả các cụ, các ông, các bà, các cô dì chú bác đã tham dự buổi lễ hôm nay. Tôi cũng hy vọng hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) sẽ yêu thương nhau, cùng nhau nâng đỡ và làm tròn bổn phận của người làm con với hai bên gia đình”.
Khi đó cô dâu và chú rể sẽ là người chủ động tiếp trà nước cho 2 bên gia đình.
+ Tiếp đến là đại diện nhà gái sẽ tiếp lời nhằm bày tỏ cám ơn, giới thiệu và trình bày ý kiến của mình về mong muốn của nhà trai. Nếu 2 bên gia đình cùng thống nhất ý kiến cho đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau thì nhà gái sẽ dẫn chú rể và cô dâu đến trước bàn thờ để thắp hướng trình diện tổ tiên.
+ Sau đó 2 bên gia đình tiếp tục trò chuyện và bàn bạc về ngày ăn hỏi, ngày cưới và các lễ vật yêu cầu và đi đến thống nhất chung.
+ Cuối cùng, kết thúc lễ dạm ngõ đại diện nhà gái sẽ đứng lên mời cơm 2 bên gia đình để tạo sự thân mật, tôn trọng đối với các thành viên tham gia trong buổi lễ dạm ngõ.
Qua những chia sẻ hữu ích về lễ chạm ngõ, lễ vật tráp dạm ngõ , các thủ thục trong lễ dạm ngõ truyền thống của người Việt Nam. Hy vọng các đôi bạn trẻ và gia đình đã nắm được mình cần phải chuẩn bị những gì để tổ chức một buổi dạm ngõ thành công tốt đẹp nhằm mang lại hạnh phúc cho con cháu.
Hệ thống chi nhánh làm Lễ cưới hỏi của Hưng Thịnh
1. Trung tâm tổ chức đám hỏi Hưng Thịnh Ba Đình
Địa chỉ: Số 8, Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội, Là văn phòng chính của Hưng Thịnh tọa lạc tại một trong những vị trí đắc địa nhất tại Ba Đình.
Cửa hàng rất dễ tìm kiếm và thuận tiện cho việc di chuyển ngoài ra ô tô đâu ngay trước cửa văn phòng.
Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00
Địa chỉ: Số 8, Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội (xem bản đồ).
Điện thoại: 024.22.104.888 – Hotline : 0966829998
2. Trung tâm tổ chức lễ đám hỏi Hưng Thịnh Thanh Xuân
Bạn có thể đến địa chỉ bên dưới để tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ cưới hỏi phù hợp với nhu cầu của mình. Không gian cửa hàng rộng rãi, thoải mái sẽ đảm bảo nâng cao trải nghiệm của bạn.
Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00
Địa chỉ: Số 22/28 Ngõ 93 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội (xem bản đồ).
Điện thoại: 024.22.104.888 – Hotline : 0913696985
Quý Vị Lưu ý: Quý khách Đặt Dịch Vụ Lễ Tráp ăn Hỏi qua Điện Thoại, Zalo 0913696985 hoặc hẹn trước khi qua cửa hàng được Giảm ngay 10% Tất cả dịch vụ Tại Cưới Hỏi Hưng Thịnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.