Lễ ăn hỏi 5 tráp
Lễ ăn hỏi 5 tráp là bộ lễ truyền thống bao gồm đầy đủ các lễ cần thiết cho một lễ hỏi. 5 mâm lễ ăn hỏi được đặc trưng bởi cách kết tráp mang phong cách cổ truyền của người Việt với đầy đủ cau trầu, rượu – thuốc, chè, bánh cốm
Bộ lễ ăn hỏi 5 tráp rồng và phượng là hai trong bộ tứ linh. Phượng biểu tượng cho người phụ nữ còn rồng biểu tượng cho người đàn ông. Hình ảnh tráp rồng phượng quấn nhau trong đám hỏi thể hiện sự quấn quýt, sự sum vầy, cho tình yêu đôi lứa khăng khít không thể tách rời nhau. Tráp rồng phượng không đơn thuần như các tráp thông thường khác mà mang ý nghĩa của sự may mắn, phú quý, của niềm vui hanh phúc, của sự thịnh vượng cho ngày ăn hỏi.
Các bộ Lễ Ăn Hỏi 05 Tráp tại Cưới hỏi Hưng Thịnh
Trầu cau tương trưng cho sự sắt son và bền lâu trong một mối quan hệ. Tráp trầu cau mang ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó và mang đến sự đậm đà, ý nghĩa nhất cho 5 mâm lễ ăn hỏi.
Tráp ăn hỏi 5 lễ ở miền Nam và Bắc có khác nhau không?
Theo quan niệm, số lượng tráp ăn hỏi ở 2 miền Bắc, Nam thường khác nhau. Nếu người dân miền Bắc, Miền Trung cho rằng số lẻ như 5, 7, 9, 11 là số đẹp nên tráp lễ cũng tùy theo điều kiện kinh tế đôi bên để nhiều hay ít. Ngược lại, dân miền Nam lại cho rằng số chẵn thể hiện sự no đủ, vẹn toàn nên số lượng tráp thường là 6, 8, 10 tráp lễ.
Số lẻ là số cho phát triển có của cải dư thừa; số chẵn tượng trưng cho việc có đôi có cặp. Vì vậy, số lượng lễ vật, tráp ăn hỏi luôn theo cặp chẵn lẽ để cầu chúc cho đôi lứa luôn kề vai sát cánh, hôn nhân viên mãn, ấm no.
Ý nghĩa của lễ ăn hỏi 5 tráp
Tráp trầu cau
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái. Nếu hà gái nhận lễ ăn hỏi coi như chính là đã gả con gái cho bên nhà trai. Lễ ăn hỏi 5 tráp thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ của cô dâu. 5 lễ ăn hỏi này còn thể hiện sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu. Trong đó, tráp ăn hỏi 5 tráp cũng tượng trưng cho lời chúc phúc “trăm năm hạnh phúc” mà các đấng sinh thành gửi gắm đến con cái.
Để tạo nên mâm tráp ăn hỏi cao cấp, sang trọng người ta thường chọn lá trầu còn xanh mơn mởn. Tráp trầu cau gồm 1 buồng khoảng 100 quả, mỗi quả cau dán chữ hỷ, đặt lên mâm lễ đỏ và trang trí nơ đỏ để mang đến sự may mắn cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi. Kết hợp với cách kết bằng hoa tươi hoặc kết hợp nghệ thuật giữa lá vạn tuế dừa cạn mang lại một khay tráp đẹp sang trọng.
Tráp rượu, thuốc
Tráp trà và rượu, thuốc sẽ dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ngụ ý mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai, cũng như xin phép tổ tiên cho phép đám cưới được diễn ra suôn sẻ với lời cầu chúc có gia đình con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận với bố mẹ. Mâm tráp ăn hỏi rượu thuốc 5 tráp sẽ được kết hợp 3 chai vang hoặc vodka với 3 cây thuốc lá và hoa tươi cùng phông chữ song hỷ nhằm tạo nên 5 mâm quả đám hỏi đằm thắm, lịch thiệp nhất.
Tráp hoa quả
Mâm trái cây trong lễ ăn hỏi với ngụ ý mong cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương sẽ luôn ngọt ngào và tươi mới. Tráp hoa quả gồm quả và hoa tươi, có thể trang trí theo hình thù đẹp mắt theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt nếu yêu cầu kết thêm rồng phượng thì chi phí sẽ tăng lên đôi chút.
Tráp bánh phu thê, bánh cốm
Bánh cốm hay bánh phu thê (bánh xu xê) đều là những loại bánh có giai thoại về những câu chuyện tình yêu đẹp, về cuộc sống vợ chồng chung thủy và hòa hợp, góp phần thể hiện sự ngọt ngào trong tình yêu. Tất cả số bánh cốm sẽ được khéo léo sắp xếp theo hình tháp nhằm mang ý nghĩa đem sự vững bền, hạnh phúc đến cho gia đình.
Tráp mứt, hạt sen, chè
Tráp mứt, hạt sen kết hợp với chè tân cương xếp hình tháp nhằm tạo nên tráp ăn hỏi 5 lễ đẹp, bắt mắt nhất.
Cách sắp xếp của lễ ăn hỏi 5 tráp
Cách sắp tráp bánh cốm
Trong 5 mâm quả đám hỏi, màu đỏ chính là màu truyền thống chủ đạo. Chính vì thế, ngoài màu xanh đỏ của vỏ hộp bánh cốm thì mâm tráp bánh cốm còn được kết duyên với sợi dây ruy băng đỏ kết hợp với những đám nơ được xếp ly bắt mắt tạo nên mâm bánh cốm hình tháp đẹp màu đỏ.
Cách sắp mâm tráp trầu cau
Để trình bày mâm lễ trầu cau đẹp, bạn nên chọn những buồng cau tươi, có trái to màu xanh đậm. Với cách trang trí mâm quả ngày cưới hiện nay, bạn có thể sử dụng 105 quả cau với ý nghĩa “trăm năm hạnh phúc”. Bên cạnh đó, các đôi uyên ương cần lưu ý số lượng lá trầu sẽ gấp đôi số quả cau. Vì thế, bạn cần chuẩn bị 210 lá trầu để tương ứng với 105 quả cau.
Đầu tiên, lá trầu sẽ được xếp vòng quanh tráp lễ, tùy theo đường kính của tráp mà lớp lá sẽ mỏng hay dầy. Để tô điểm cho tráp lễ này, bạn có thể dán thêm decal chữ Hỷ trên từng quả và thắt nơ vào buồng cau. Cuối cùng, những buồng cau tươi xanh sẽ được đặt vào vị trí trung tâm của mâm cưới.
Cách sắp tráp hoa quả
Tùy theo điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình có thể lựa chọn mâm trái cây khác nhau. Thanh Long, Nho Mỹ, Mãng Cầu, Xoài Cát, Táo Mỹ là các loại trái cây thường thấy trong tráp lễ cưới của người Việt. Bạn nên lưu ý chọn những quả còn tươi mới, không bị trầy xước và tránh bị dập.
Với cách trang trí mâm quả ngày cưới này, các đôi uyên ương nên bày trí xoài và thanh long ở dưới cùng tráp lễ vì lớp vỏ tương đối dày sẽ là lớp nền vững chắc, chịu lực cho các loại quả khác. Cuối cùng, Mãng Cầu, Táo Mỹ và Nho sẽ được các đôi uyên ương đặt ở vị trí trên cùng.
Cách sắp tráp ăn hỏi Rồng Phượng
Tráp ăn hỏi rồng phượng được làm từ các loại hoa quả tươi ngon được các nghệ nhân sáng tạo, cắt tỉa và kết thành hình rồng, phượng vô cùng bắt mắt. Chủ yếu sử dụng các loại hoa quả như táo, dứa, nho, ớt… và các loại lá phụ kiện khác như lá dứa.
Lễ ăn hỏi 5 tráp rồng phượng sum vầy có ý nghĩa chúc phúc cho cặp đôi luôn hạnh phúc, con đàn, cháu đống vui vẻ bên nhau trọn đời.
Các nghi thức chính trong lễ ăn hỏi ở Việt Nam
Theo tục lệ cưới của người Việt, ăn hỏi là một ngày rất quan trọng. Nó là ngày nhà trai mang mâm quả cưới theo yêu cầu của đằng gái đến làm lễ hỏi cưới. Tùy vào từng vùng miền sẽ có tập tục khác nhau nhưng trình tự lễ ăn hỏi đều bao gồm 6 bước là:
- Bước 1: Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái xin cưới
- Bước 2: Màn phát biểu giới thiệu của 2 bên gia đình và trao sính lễ
- Bước 3: Trò chuyện và bàn bạc ngày cưới
- Bước 4: Thống nhất ngày giờ đón dâu và lại quả cho nhà trai
Hệ thống chi nhánh làm Lễ cưới hỏi của Hưng Thịnh
1. Trung tâm tổ chức đám hỏi Hưng Thịnh Ba Đình
Địa chỉ: Số 8, Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội, Là văn phòng chính của Hưng Thịnh tọa lạc tại một trong những vị trí đắc địa nhất tại Ba Đình.
Cửa hàng rất dễ tìm kiếm và thuận tiện cho việc di chuyển ngoài ra ô tô đâu ngay trước cửa văn phòng.
Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00
Địa chỉ: Số 8, Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội (xem bản đồ).
Điện thoại: 024.22.104.888 – Hotline : 0966829998
2. Trung tâm tổ chức lễ đám hỏi Hưng Thịnh Thanh Xuân
Bạn có thể đến địa chỉ bên dưới để tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ cưới hỏi phù hợp với nhu cầu của mình. Không gian cửa hàng rộng rãi, thoải mái sẽ đảm bảo nâng cao trải nghiệm của bạn.
Giờ mở cửa: 7h00 – 22h00
Địa chỉ: Số 22/28 Ngõ 93 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội (xem bản đồ).
Điện thoại: 024.22.104.888 – Hotline : 0913696985
Quý Vị Lưu ý: Quý khách Đặt Dịch Vụ Lễ Tráp ăn Hỏi qua Điện Thoại Zalo 0913696985 hoặc hẹn trước khi qua cửa hàng được Giảm ngay 10% Tất cả dịch vụ Tại Cưới Hỏi Hưng Thịnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.