Phong tục truyền thống sau cưới – lễ lại mặt miền Bắc

le-lai-mat

Theo văn hóa cưới hỏi của người Việt Nam đặc biệt là tại Miền Bắc thì lễ lại mặt sau cưới diễn ra vào ngày thứ 3 sau khi đám cưới diễn ra. Đây là một trong những nghi lễ không thể thiếu được gìn giữ và phát huy đến ngày nay. Cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần chú ý trong lễ lại mặt này nhé. 

Những thông tin cần biết về lễ lại mặt 

Lễ lại mặt như thế nào?

Như tên gọi của nó, lễ lại mặt là nghi lễ được diễn ra sau đám cưới 3 ngày. Lúc này cô dâu và chú rể sẽ mang lễ vật bên nhà chồng chuẩn bị để đến thăm biếu bố mẹ vợ. Các lễ vật được bố mẹ vợ đón nhận và kính dâng lên tổ tiên. Những món quà này như là lời cảm ơn của nhà trai tới nhà gái đã gả con gái cho gia đình họ. Về phần nhà gái, bố mẹ vợ sẽ chuẩn bị mâm cơm thân mật để mời cơm con rể.

Lễ lại mặt như thế nào?
Lễ lại mặt như thế nào?

Tuy nhiên ở một số nơi bị nhầm lẫn giữa lễ lại mặt và lễ Nhị  hỷ. Lễ Nhị Hỷ là lễ mà cô dâu chú rể mang sính lễ về nhà vợ ngay sau ngày cưới, có thời gian khác với lễ lại mặt.

Thời điểm thông thường diễn ra lễ lại mặt là 3 ngày sau khi cưới, tuy nhiên theo từng địa phương cũng như khoảng cách hai gia đình mà thời gian có thể lùi lại trong vòng 1 tuần. Điều này là sự linh hoạt giữa gia đình 2 bên, tất nhiên cũng không thể dời lễ lại mặt quá lâu. Nếu như hai gia đình ở quốc gia khác nhau thì lễ lại mặt thường hay lược bớt hoặc chuyển thành lễ Nhị hỷ.  

Những thông tin cần biết về lễ lại mặt 
Những thông tin cần biết về lễ lại mặt

Ý nghĩa của lễ lại mặt bạn cần biết

Lễ lại mặt chính là dịp cô dâu chú rể bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn tới bố mẹ vợ, người có công sinh thành nuôi dưỡng cô dâu. Ngoài ra, đây là thời điểm mà cô dâu được quay trở về ngôi nhà thân yêu của mình sau những ngày chuyển đến nhà chống. Như vậy ngày lễ này vừa để các con bày tỏ lòng thành kính tới bố mẹ vợ cũng như giúp cô dâu mới vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ bố mẹ sau khi đi lấy chồng. 

Bên cạnh đó, lễ lại mặt cũng như là một lời nhắc nhở cô dâu và chú rể sau khi kết hôn cần phải cân bằng sự chăm sóc cả hai bên gia đình. Thay vì chỉ chăm sóc quan tâm gia đình bên chồng mà cũng cần phải quan tâm đến cha mẹ vợ. Như vậy tình cảm gia đình hai bên mới gắn bó khăng khít bền chặt hơn. 

Lễ lại mặt cần chuẩn bị những gì

Để có một lễ lại mặt chỉn chu, thể hiện được tấm lòng của nhà trai và cặp vợ chồng trẻ đối với nhà gái thì lễ lại mặt cần được chuẩn bị kỹ càng. Các vật phẩm sính lễ được chọn lọc cẩn thận, đầy đủ các sính lễ truyền thống. Vậy lễ lại mặt sau cưới cần chuẩn bị những gì?

Theo truyền thống từ xưa đến nay, các sính lễ trong lễ lại mặt không yêu cầu quá sang trọng hay đắt tiền bởi đây là một nghi lễ đơn giản, đầm ấm. Trước đây, lễ vật trong lễ lại mặt mà nhà trai chuẩn bị mang sang nhà gái bao gồm chè, xôi, rượu và trầu cau. 

Đến nay khi kinh tế đã phát triển hơn, các lễ vậy trong lễ lại mặt cũng được chuẩn bị nhiều hơn trước kia. Bên cạnh xôi chè, trầu cau và rượu, các gia đình thường chuẩn bị thêm bánh kẹo, trái cây và một bó hoa tươi đẹp. Với một số gia đình họ cũng giản lược xôi chè trong lễ lại mặt, chỉ bao gồm rượu, trầu cau, bánh kẹo, hoa quả trong sính lễ.  

Với những gia đình giàu có, họ còn chuẩn bị thêm những đồ bổ dưỡng để bố mẹ vợ tẩm bổ như tổ yến, đông trùng hạ thảo, bao ngư, vi cá và phong bì nhỏ. 

Lễ lại mặt cần chuẩn bị những gì
Lễ lại mặt cần chuẩn bị những gì

Những điều cần chú ý trong lễ lại mặt sau cưới

Cũng như những nghi lễ khác, để có một lễ lại mặt chu toàn thì cô dâu chú rể cũng như gia đình hai bền cần chú ý những điều sau:

  • Đầu tiên trong ngày lễ này cần có đủ cô dâu và chú rể. Điều này để thể hiện sự tôn trọng, hiếu thảo, biết ơn của các con tới bố mẹ.
  • Cô dâu và chú rể nên mang sính lễ đến nhà bố mẹ vợ vào sáng sớm, không nên đi vào buổi chiều tối tránh những điều không tốt.
  • Không cần quá nhiều sính lễ, đặc biệt là những đồ đắt tiền. Phần sính lễ cần phải phù hợp hài hoà với tài chính của đôi bạn trẻ, không nên mua những đồ quá đắt tiền nếu không giàu có. Hãy làm sao để quà sính lễ thể hiện được tình cảm mà các con dành cho bố mẹ, tổ tiên. 
  • Bữa cơm lại mặt chỉ có các thành viên thân thiết của gia đình, không nên mời đông anh em họ hàng đến. 
  • Song song với buổi lại mặt, cô dâu sẽ dẫn chú rể đến thăm nhà họ hàng ở gần đó để quen biết. 

Có lễ lại mặt trong lễ ăn hỏi không?

Có nhiều người thắc mắc, nhầm lẫn sau lễ ăn hỏi có lễ lại mặt hay không. Như đã giới thiệu ở trên lễ lại mặt chỉ được diễn ra sau cưới 3 ngày, vì vậy trong hay sau lễ ăn hỏi đều không được gọi là lễ lại mặt. 

Xem thêm: Tổng hợp những bài phát biểu trong lễ rước dâu

Như vậy các bạn đặc biệt là cặp vợ chồng trẻ đã biết được lễ lại mặt diễn ra như thế nào cũng như những điều cần chú ý trong lễ lại mặt. Chúc các cặp đôi trẻ luôn hạnh phúc, hòa thuận, cùng nhau đến đầu bạc răng long. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *