3 điều quan trọng cần biết về lễ nạp tài của người Việt

le-nap-tai

Theo truyền thống của người Việt, thì lễ nạp tài là bước quan trọng trong lễ nghi cưới hỏi. Vậy lễ nạp tài là gì, có ý nghĩa như thế nào và cần chuẩn bị những gì? Hãy đọc ngay phần tiếp theo để biết câu trả lời về nghi thức cưới hỏi quan trọng này nhé.

Giải đáp: Lễ nạp tài nghĩa là gì?

Trước khi tổ chức lễ cưới, hai bên nhà trai, nhà gái sẽ tổ chức lễ nạp tài. Lễ nạp tài ngày xưa tượng trưng cho sự kiện nhà gái thách cưới nhà trai trong lễ ăn hỏi. Nhà trai sẽ gửi sính lễ do bên nhà gái yêu cầu. 

le-nap-tai
Giải đáp: Lễ nạp tài nghĩa là gì?

Tuy nhiên, hiện nay thì ở lễ nạp tài thì phần sính lễ sẽ là nhà trai tự nguyện mang đến chứ không thách cưới như xưa nữa. Vậy, lễ nạp tài gồm những gì? Lễ nạp tài sẽ gồm 2 phần, đó mâm lễ nạp tài và phong bao tiền. 

Sính lễ hay còn gọi là tráp, nhà trai không thể thiếu khi mang đến như: trầu cau, hoa quả, bánh nướng, bánh phu thê, rượu, bia, trà, thuốc lá, xôi gà,…Bên cạnh đó, nhà trai cũng cần gửi một khoản tiền cho nàng dâu trước khi về nhà chồng. Có nhiều người quan niệm số tiền này giống như khoản đầu tư ban đầu cho cô dâu chú rể. Để sau khi cưới họ sẽ có số vốn và cùng nhau xây dựng cuộc sống tương lai.

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, tại lễ nạp tài, người ta sẽ thuê máy quay. Để lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp nhất, đáng trân trọng nhất trong ngày lễ quan trọng này.

Chú ý là tên gọi về lễ nạp tài miền bắc, lễ nạp tài miền trung hay miền nam cũng sẽ có tên gọi khác nhau như: Lễ nạp tài, lễ đen, lễ nát, lễ ăn hỏi,…

Bạn có biết: Tiền nạp tài thường là bao nhiêu?

Bạn đã biết tiền nạp tài là gì chưa? Như ở trên có nói  thì ta có thể hiểu một cách đơn giản, tiền nạp tài là tiền nhà trai sẽ gửi nhà gái vào ngày lễ nạp tài đám cưới. 

Bạn có biết: Tiền nạp tài thường là bao nhiêu?
Bạn có biết: Tiền nạp tài thường là bao nhiêu?

Số tiền nạp tài thực tế thì nó sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận trước đó của hai bên gia đình. Tuy nhiên, số tiền này cần phải theo phong tục truyền thống. Ví dụ như vào ngày lễ nạp tài miền Bắc thì tiền nạp tài phải là số lẻ như 3 triệu, 5 triệu, 7 triệu. Nhưng lễ nạp tài miền Nam thì số tiền theo quan niệm lại cần mang số chẵn như 2 triệu, 6 triệu, 8 triệu. Còn ở miền trung thì số tiền này cũng được quan niệm cần là số lẻ như ở miền Bắc.

Tiền nạp tài thường là bao nhiêu?
Tiền nạp tài thường là bao nhiêu?

Thường thì số tiền nạp tài cũng không cần quá lớn. Nhà gái cũng nên dựa vào điều kiện kinh tế của nhà trai mà thỏa thuận hợp lý. Không nên để vì vấn đề này mà có sự xung đột hay bất đồng, ảnh hưởng đến hai bên. Bởi vì điều quan trọng nhất là lễ cưới sẽ diễn ra suôn sẻ và hai bạn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, mặn nồng.

Những gì cần có trong mâm lễ nạp tài

Bên cạnh tiền nạp tài thì phần mâm nạp tài cũng cần được chú trọng và chuẩn bị đầy đủ. Sau đây, để có mâm lễ nạp tài đẹp và đầy đủ theo đúng phong tục, thì hãy chuẩn bị:

Tráp trầu cau

Đây là sính lễ không thể thiếu trong mâm lễ nạp tài. Mỗi quả cau thường được dán thêm chữ Song Hỷ và nó tương đương với hai lá trầu. Tráp cau thường sẽ từ 50 quả đổ lại, nhưng có những gia đình làm lớn tới hơn 100 quả cau.

Số cau trong tráp cần là số lẻ và mỗi quả cau cần được chọn lựa kỹ càng, không nên bị hỏng sẽ “kém duyên”.

Tráp trầu cau
Tráp trầu cau

Tráp hoa quả

Số lượng quả đặt lên trên tráp cần là số lẻ. Ta có thể chọn các loại quả đặc sản vùng miền hoặc các loại quả tượng trưng cho sự may mắn như nhớ, thăng long, mãng cầu,…

Lưu ý là dù là chọn những quả nào thì chúng cần được bảo quản tươi đến hôm đưa sính lễ. Để phần hình ảnh và mong ước sự may mắn, hạnh phúc, cuộc sống tươi đẹp cho đôi vợ chồng.

Tráp bánh

Với tráp bánh thì mỗi vùng miền lại sử dụng loại bánh khác nhau ví dụ như bánh cốm, bánh phu thê,…. Ngoài ra, với những gia đình có điều kiện, thường sẽ chuẩn bị thêm tráp bánh khác các bánh khác với đủ các loại. Từ bánh bông lan, bánh gạo, bánh trứng đến bánh socola, kẹo,…

Tráp heo quay hoặc xôi gà

Heo quay hoặc xôi gà nằm trong phần sính lễ không thể thiếu. Nếu chọn heo quay thì cần phải để nguyên con và được bọc toàn thân bằng giấy đỏ. Ngoài ra, phần đầu và đuôi còn được trang trí thêm hoa và lá. Còn xôi gà thì gà cũng cần để nguyên con và đặt phía trên mâm xôi.

Tráp rượu và trà

Các hộp trà trong trap cần được gói theo cặp bằng giấy đỏ và thêm nơ. Còn rượu thì sẽ thêm các loại rượu khác nhau như champagne, rượu tây, rượu truyền thống. Bên cạnh đó, trong tráp rượu thường được bỏ thêm nước ngọt, bia và thuốc lá.

Xem thêm: Những mẫu lời mời đám cưới hay và ý nghĩa nhất

Lời kết

Tất cả những nghi thức đám cưới, kể cả lễ nạp tài đều quan trọng và không thể thiếu. Do đó, hãy tìm hiểu và chuẩn bị mọi thứ thật tươm tất để hôn lễ diễn ra thật suôn sẻ nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *