Gặp gỡ, yêu đương rồi tiến tới hôn nhân luôn là mục tiêu cả đời của mỗi con người. Đối với văn hóa Á Đông, việc kết hôn từ trước tới nay luôn được coi là chuyện đại sự, cả đời người chỉ có một lần. Trước khi đám cưới chính thức, thường sẽ có một buổi lễ ăn hỏi làm tiền đề. Đa số các cặp vợ chồng sắp cưới sẽ lựa chọn 7 mâm lễ ăn hỏi. Vậy 7 lễ ăn hỏi gồm những gì? Mức giá 7 mâm lễ ăn hỏi ra sao, hãy cùng Cưới Hỏi Hưng Thịnh giải đáp tất cả những thắc mắc trên nhé.
Tại sao 7 mâm lễ ăn hỏi lại được ưa chuộng đến vậy?
Trong lễ nghi cưới hỏi miền Bắc, số tráp trong buổi lễ đám hỏi phải là những con số lẻ 3 – 5 – 7 – 9 – 11. Là con số nằm ở giữa, con số 7 mâm lễ ăn hỏi đã nói lên được phần nào sự hài hòa, cân đối của chính nó. Không cầu kỳ, phức tạp và đắt tiền như 9 mâm hay 11 mâm lễ, cũng không quá đơn giản và sơ sài như mâm 3 hay 5 tráp. 7 mâm lễ ăn hỏi vừa đảm bảo được đầy đủ các lễ vật cần có của nghi lễ đám hỏi truyền thống, lại phù hợp với túi tiền của hầu hết các cặp đôi. Đây là lí do vì sao 7 tráp trong đám hỏi lại được ưa chuộng nhiều đến vậy.
7 lễ ăn hỏi gồm những gì liệu bạn đã biết?
Dưới đây là lời giải đáp của Cưới Hỏi Hưng Thịnh cho câu hỏi 7 mâm lễ ăn hỏi gồm những gì.
Tráp trầu cau – lễ vật ăn hỏi quan trọng bậc nhất trong 7 mâm lễ ăn hỏi
Không phải ngẫu nhiên mà các cụ ta đã dạy: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Từ xa xưa, cái sự phê pha lan tỏa khắp cơ thể mỗi khi cắn một miếng trầu đã luôn là chất xúc tác đưa đẩy cho từng câu chuyện thêm phần gắn kết. Chính vì vậy mà ngày nay, tráp cau trầu là lễ vật quan trọng nhất mang ý nghĩa biểu trưng trong bất cứ lễ đám hỏi nào. Ngoài ra, cau trầu còn tượng trưng cho sự hòa hợp, cho son sắc và thủy chung của cặp vợ chồng sắp cưới. Ngày nay, tráp cau trầu thường được chạm trổ rồng phượng để tăng thêm phần đẹp mắt và công phu cho buổi lễ.
Mâm hoa quả tượng trưng cho sự đong đầy
Mâm hoa quả trong lễ ăn hỏi Việt Nam thường là mâm hoa quả tươi. Các loại hoa quả được chọn thường thấy có vị ngọt như táo, xoài, nho, na,… tượng trưng cho con đàn cháu đống, hạnh phúc đong đầy trong gia đình nhỏ. Rất nhiều cặp vợ chồng sắp cưới ưa thích loại tráp hoa quả rồng phượng vì tính nghệ thuật cùng ý nghĩa cầu chúc cho cuộc sống hôn nhân luôn sung túc, hạnh phúc và giàu sang.
Tráp bánh cốm đặc trưng của miền Bắc
Bánh cốm là một thức quà không còn xa lạ gì với người dân miền Bắc. Đặc biệt, nó còn là lễ vật quan trọng trong 7 mâm lễ ăn hỏi truyền thống. Những chiếc bánh làm từ cốm dẻo mướt xanh, lại thoảng chút ngọt ngào hương lúa trổ đòng được coi như một sự kính dâng bậc tổ tiên, mong cầu các cụ phù hộ cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Tráp bánh phu thê ngọt ngào và hạnh phúc
Tương tự như tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê ngọt ngào và hạnh phúc cũng tượng trưng cho lời cầu chúc hạnh phúc cho đôi trẻ. Đồng thời, đúng như cái tên, bánh phu thê còn thể hiện cho sự sắt son và chung thủy.
Mâm mứt sen và trà – sính lễ ăn hỏi thường thấy ở ngoài Bắc
Mứt sen và trà thường được dùng phổ biến trong lễ ăn hỏi miền Bắc, tượng trưng cho sự cân bằng hòa hợp giữa hai yếu tố ngọt và đắng, âm và dương, thể hiện mong mỏi cặp vợ chồng sắp cưới sẽ luôn biết nhường nhịn trong cuộc sống hôn nhân, bồi đắp cho hạnh phúc lứa đôi.
Mâm rượu, thuốc – sính lễ mang ý nghĩa “xin phép”
Trong lễ ăn hỏi Việt Nam, mâm rượu và thuốc lá tượng trưng cho lời “xin phép” của cháu con hai họ tới ông bà tổ tiên, mong các cụ chứng cho lòng thành hai cháu, đồng thời phù hộ cho lễ cưới của cặp tình nhân trẻ diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất.
Tráp chè – tưởng đắng chát nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc
Chè là thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam ngàn đời nay. Chè vốn có vị đắng chát, tưởng không phù hợp để trở thành một trong 7 mâm lễ đám hỏi truyền thống. Tuy nhiên, chè lại thể hiện lòng thành kính hướng tới bậc bề trên. Ngoài ra, khi vị đắng chát của chè kết hợp với vị ngọt ngào thanh khiết của mứt sen sẽ tạo nên ý nghĩa “âm dương hòa hợp, vợ chồng nhường nhịn, gia đình ấm no, cuộc sống hạnh phúc” cực kỳ sâu sắc.
Mức giá 7 mâm lễ ăn hỏi dành cho các cặp đôi sắp cưới tham khảo
Mức giá thông thường cho mâm lễ ăn hỏi truyền thống sẽ giao động trong khoảng từ 4.500.000 VNĐ đến 9.000.000 VNĐ. Tại Cưới Hỏi Hưng Thịnh, mức giá cho mâm lễ 7 tráp truyền thống và 7 tráp đặc biệt sẽ có giá lần lượt là 4.800.000 VNĐ và 8.500.000 VNĐ. Phương châm của chúng tôi là dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng nhất, nên bạn hãy yên tâm tin tưởng.
Xem thêm: lễ ăn hỏi 3 tráp gồm những gì
Tổng kết
Vừa rồi, Cưới Hỏi Hưng Thịnh đã cùng bạn đáp cho câu hỏi 7 lễ ăn hỏi gồm những gì. Qua bài viết, ngoài việc biết được 7 mâm lễ ăn hỏi gồm những gì, bạn còn có thể nắm được mức giá lễ ăn hỏi 7 tráp. Hẹn dịp gần nhất Cưới Hỏi Hưng Thịnh có cơ hội phục vụ bạn.