Mâm Quả Cưới Hỏi Và Ý Nghĩa Nét Đẹp Văn Hóa Người Việt

Đám cưới ngày nay đã có nhiều đổi thay so với thời xưa nhưng mâm quả ngày cưới vẫn là một nét văn hóa quan trọng trong thủ tục cưới hỏi của người Việt được gìn giữ qua nhiều năm tháng. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mâm quả đám cưới và ý nghĩa của chúng ở từng vùng miền khác nhau. 

Mâm quả cưới hỏi là gì? 

Mâm quả cưới hỏi là một lễ vật không thể thiếu, một nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt. Mâm quả đám hỏi được xem như lời hẹn ước của nhà trai xin rước cô gái về làm dâu. Một mâm quả cưới hỏi đẹp sẽ mang những ý nghĩa đẹp qua từng lễ vật mà nhà trai chuẩn bị để trao tay. Mâm quả đó không chỉ thể hiện mong muốn được rước dâu mà còn thể hiện sự kính trọng, biết ơn của nhà trai đối với công dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.

Tùy theo từng vùng miền mà số lượng mâm quả đám hỏi và thành phần của mâm quả sẽ khác nhau.

 

Mâm quả cưới hỏi đẹp sẽ mang những ý nghĩa đẹp
Mâm quả cưới hỏi đẹp sẽ mang những ý nghĩa đẹp

Mâm quả đám hỏi thường có những gì và ý nghĩa của chúng?

  • Mâm quả trầu cau

Trầu cau trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ đời cha ông xa xưa, là lời mở đầu câu truyện kết duyên vợ chồng. Nghi thức cưới hỏi của Việt Nam có đổi mới, hiện đại đến thế nào cũng không thể thiếu đi miếng trầu, miếng cau trong mâm quả cưới. Màu xanh của lá trầu hòa quyện với múi cau và một chút vôi trắng tạo thành một màu đỏ tươi đại diện cho tình cảm vợ chồng bền chặt, sắt son.

Mâm trầu cau với 105 quả mang ý nghĩa “trăm năm hạnh phúc”
  • Mâm trái cây 

Trong lễ ăn hỏi, mâm trái cây được sử dụng thường là “mâm ngũ quả”, nghĩa là năm loại trái cây khác nhau, được dùng để bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc bàn tiếp khách. Mâm ngũ quả được kết bằng nhiều màu sắc sặc sỡ ngụ ý như một lời chúc phúc cho tình yêu, cuộc sống hôn nhân gia đình của đôi uyên ương luôn tươi mới và ngọt ngào suốt cả một đời. 

Tùy theo phong tục của từng vùng miền thì cách lựa chọn, trưng bày, ý nghĩa của 5 loại quả sẽ khác nhau. 

  • Mâm bánh phu thê – bánh cốm

Bánh phu thê hay bánh cốm là lễ vật không thể thiếu trong đám ăn hỏi truyền thống và những gia đình theo phong tục xưa thường sử dụng bánh cặp, gồm hai thức bánh tượng trưng cho âm dương. Bánh phu thê tượng trưng cho “Dương” ý chỉ người chồng, bánh cốm tượng trưng cho “Âm” ý chỉ người vợ. 

Cặp bánh Âm – Dương với ngụ ý sự thủy chung

Bởi mang nhiều giai thoại của xoay quanh câu chuyện tình nghĩa vợ chồng nên mâm bánh phu thê – bánh cốm thể hiện cho mong ước về âm dương hòa hợp, tình yêu thủy chung, mặn nồng. Ngoài ra, tráp bánh này còn thường được sắp xếp khéo léo thành hình tháp với ý nghĩa cho một mối quan hệ hạnh phúc, bền vững. 

  • Mâm trà và rượu 

Người xưa đã có câu: “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Những ngày đoàn viên, lễ tết hay những ngày trọng đại trong năm, đều không thể thiếu đi hai món trà và rượu. Hai lễ vật này dùng để dâng lên bàn thờ, là một lời xin phép trịnh trọng mời ông bà tổ tiên về chứng giám cho ngày thành đôi của đôi trẻ, cầu ông bà tổ tiên phù hộ để đám cưới được diễn ra suôn sẻ, vui vẻ, hạnh phúc. 

Bên cạnh đó, vị cay nồng của rượu đi kèm với vị đắng chát của trà với ẩn ý dù cho có chuyện gì xảy ra đi nữa thì đôi vợ chồng vẫn luôn bền chặt, đồng lòng vượt qua sóng gió, khó khăn.

  • Mâm gà – xôi Gấc – heo quay

Xôi Gấc với màu đỏ son với ý nghĩa mang lại may  mắn và ngợi ca sự son sắt, thủy chung của tình nghĩa vợ chồng. Đặt bên trên mâm xôi Gấc thường có thêm một con gà với hàm ý “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc và hạnh phúc.

Xôi Gấc đỏ son cùng “gà đẻ trứng vàng” ngụ ý may mắn.

Còn với heo quay, món sinh lễ này ngụ ý chúc cho đôi vợ chồng trẻ sớm có hỷ sự, cuộc sống no đủ, tài lộc, may mắn.

Tựu chung, theo quan niệm của cha ông, mâm gà – xôi Gấc – heo quay tượng trưng cho cuộc sống ấm no, đủ đầy, sung túc, may mắn.

  • Mâm tiền đen 

Phong bì tiền (lễ đen) được để riêng hoặc cùng với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang hỏi cưới nhà gái. Nhiều người quan niệm rằng số tiền trong lễ đen tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Có thể hiểu số tiền này là tiền sính lễ mà nhà trai đóng góp để lo tổ chức đám cưới tùy vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình. Mặt khác, mâm tiền đen cũng được coi là món quà của nhà trai dành cho nhà gái để tỏ lòng biết ơn cha mẹ cô dâu đã có công sinh, nuôi dưỡng. 

Dịch vụ mâm quả cưới hỏi của Hưng Thịnh 

Người yêu bạn vừa chấp nhận lời cầu hôn từ bạn? Gia đình hai bên đang tất bật để chuẩn bị cho chuyện hôn nhân đại sự của cả hai và đang có quá nhiều thứ cần lo toan để có được một hôn lễ trọn vẹn? Một lễ ăn hỏi sẽ mở đầu cho một quá trình suôn sẻ ở buổi thành hôn hay hôn nhân sau này. Mâm quả cưới hỏi là một trong những sính lễ truyền thống không thể thiếu trong ngày ấy. Nếu bạn chưa có ý tưởng nào cho một mâm quả cưới tuyệt đẹp thì tại sao không ghé qua dịch vụ mâm quả cưới hỏi của Hưng Thịnh nhỉ? 

Nơi đây chúng tôi sẽ đem đến cho bạn đa dạng những mâm quả cưới hỏi với vẻ ngoài được trang trí, bày biện một cách tỉ mỉ, tinh xảo, sang trọng. Chất lượng của mâm quả cưới cũng không kém cảnh bề ngoài, đảm bảo, an toàn, tươi tốt. Với nhiều gói dịch vụ, bảng giá chúng tôi tự tin có thể đem lại cho bạn trải nghiệm sản phẩm tốt nhất với chi phí phù hợp với điều kiện của khách hàng. 

Xem thêm: cho thuê nhà bạt không gian tại hà nội

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về mâm quả cưới hỏi và nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị cho ngày trọng đại của cuộc đời. Hãy ghé qua Hưng Thịnh để tìm hiểu thông tin và có được những trải nghiệm tốt nhất trong lễ cưới của mình nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *