Đính hôn là gì? Những điều quan trọng cần biết về lễ đính hôn

Không kém phần quan trọng như đám cưới nhưng lễ đính hôn vẫn có ý nghĩa riêng của nó. Nó được xem là bước đầu ngọt ngào cho cột mốc tiến tới giai đoạn hôn nhân của cả hai. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm: Đính hôn là gì? Những điều quan trọng cần biết về lễ đính hôn. 

Khái niệm lễ đính hôn 

Theo quan niệm truyền thống, lễ đính hôn ( hay còn được gọi là đám hỏi) là một sự kiện để thông báo về việc hứa gả cưới giữa hai họ nhà trai và nhà gái với nhau. Đây là một nghi lễ đặc biệt quan trọng để tiến tới đám cưới nên có khá nhiều nghi thức quan trọng và những yêu cầu riêng. Các cặp đôi nên tìm hiểu nhiều thông tin liên quan và chuẩn bị kỹ lưỡng, chi tiết cho sự kiện này.

Trang phục của cô dâu trong lễ đính hôn 

Những vấn đề về trang phục được cô dâu mặc trong ngày lễ đính hôn là một việc khá quan trọng. Nên hầu hết mọi người thường chuẩn bị khá sớm để có thể chọn lựa những kiểu trang phục phù hợp, dễ dàng thay đổi, chỉnh sửa nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra hay là chuẩn bị những phụ kiện đi kèm. Theo văn hóa của nước ta, trang phục truyền thống trong ngày đám hỏi của cô dâu thường được ưu tiên chọn là áo dài truyền thống. Có rất nhiều màu sắc để cô dâu lựa chọn, tùy theo sở thích, phong cách thời trang của mỗi cô dâu. Các cô dâu thường có xu hướng chọn những màu sắc như đỏ, hồng, trắng, vàng đồng,… vì họ có quan niệm những màu này sẽ mang lại may mắn. Bên cạnh đó thì chú rể cũng có khá đa dạng sự lựa chọn, vì họ vừa có thể chọn mặc áo dài truyền thống cùng màu với cô dâu hoặc những bộ vest lịch lãm, bảnh trai.

Những nghi thức chính trong ngày lễ đính hôn

Nghi thức chào hỏi họ nhà gái và trao lễ vật

Khi đến nhà gái để làm lễ đính hôn, thông thường phụ rể bên phía nhà trai sẽ bưng  các mâm quả, lễ vật đặt lên trước bàn thờ gia tiên. Đại diện nhà trai hay là chủ lễ sẽ có một vài lời phát biểu ngắn về ngày lễ này và giới thiệu các lễ vật mang đến. Tiếp theo đó, đại diện bên họ nhà gái chấp nhận lễ vật và sẽ nói lời cảm ơn.

Cô dâu ra mắt gia đình hai họ nhà trai và gái

Nghi thức ra mắt gia đình hai họ

Lúc kết thúc nghi thức trao – nhận lễ vật, chú rể sẽ được nhà gái cho phép và đón cô dâu xuống chào quan viên hai họ.

Nghi lễ thắp hương bàn thờ gia tiên

Trong ngày đám hỏi, đây là nghi thức quan trọng nhất, là biểu hiện của sự kết nối giữa hiện tại với quá khứ, giữa con cháu với ông bà và tổ tiên. Tiếp theo, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương vái lạy ông bà, tổ tiên.

Cô dâu và chú rể trao nữ trang cho nhau

Sau khi thắp hương ông bà tổ tiên xong thì cô dâu, chú rể sẽ đeo nhẫn cho nhau. 

Nhà gái trao lại quả tráp cho nhà trai

Thông thường khi nhận mâm quả, lễ vật của nhà trai mang đến, nhà gái sẽ lấy một phần nhiều hơn, phần còn lại sẽ để lại ở tráp quả. Sau khi nhà gái mời nhà trai dùng tiệc thì việc lại quả sẽ được diễn ra và nhà trai xin phép nhà gái để ra về.

Lễ đính hôn cần chuẩn bị những lễ vật, sính lễ gì? 

Đây là nghi thức đầu tiên trước khi chính thức diễn ra lễ đám cưới. Vì vậy, gia đình cô dâu và chú rể cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc, trọn vẹn. Ngoài những lễ vật truyền thống của nước ta như: mâm cau trầu, khay trà rượu, hoa quả,… thì nhà trai thường chuẩn bị thêm những món lễ vật khác để làm tăng thêm sự phong phú cho dàn sính lễ.

– Các loại bánh và mứt trong ngày cưới, hỏi: bánh phu thê, bánh cốm, bánh đậu xanh, mứt sen,…

– Một con heo sữa quay

– Mâm xôi hình chữ hỷ

– Mâm trầu cau được tiêm trang trí cánh phượng,…

Lễ vật đính hôn

Nghi thức lễ đính hôn trong đạo Công Giáo

Phần mở đầu buổi lễ đính hôn

Mở đầu sẽ là lời phát biểu và cầu nguyện để Chúa có thể ban phúc lành cho cô dâu, chú rể.  

Sau khi kết thúc thì cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đọc lời nguyện cầu với Đức Chúa trước sự chứng kiến của mọi người.

Người đại diện sẽ phát biểu thay lời Chúa

Nghi lễ đính hôn Công giáo

Mục đích nhằm thể hiện lời của Chúa khuyên răn, dạy bảo đôi vợ chồng trẻ. Khi phát biểu xong thì mọi người trong buổi lễ phải gửi lời tạ ơn đến Chúa.

Lời khuyên của hai họ

Họ nhà gái sẽ đứng lên trước và phát biểu lời khuyên của mình dành cho cô dâu, chú rể. 

Lời hứa của cô dâu và chú rể trong buổi lễ đính hôn

Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thắp hương trên bàn thờ gia tiên và đọc chung lời hứa của mình trước Chúa.

Lời nguyện cầu

Tiếp theo cặp đôi sẽ đọc lời cầu nguyện của mình với Chúa để ước mong cuộc sống gia đình được hạnh phúc. 

Đọc kinh lạy cha

Để gửi lời cảm ơn cả 2 người cùng nhau đọc để tỏ lòng biết ơn thông qua bài Kinh Lạy Cha.

Kết thúc buổi lễ đính hôn

Để kết thúc nghi lễ đính hôn của người Công Giáo, sau cùng mọi người sẽ hát một bài thánh ca tạ ơn.

Xem thêm: Tổng hợp những ngày cưới đẹp nhất của năm 2020, 2021 và 2022

Kết luận 

Qua bài viết trên hi vọng bạn sẽ được cung cấp những thông tin hữu ích về khái niệm: Đính hôn là gì? Những điều quan trọng cần biết về lễ đính hôn. Đây vốn được xem là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt vẫn còn được gìn giữ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *