Cùng Tìm Hiểu Ngay Về Một Số Phong Tục Lễ Ăn Hỏi Và Xin Dâu

Kết hôn chính là một kết thúc có hậu của những câu chuyện tình yêu trai gái. Đó là một quá trình thật dài từ từ tìm hiểu nhau, yêu nhau, rồi dần dần sẽ muốn đi cùng nhau đến cuối đời bằng một cuộc hôn nhân thật nồng ấm. Đó là ước mơ mà ai ai cũng mong muốn có được, đặc biệt là một lễ cưới, lễ ăn hỏi thật đầy đủ và lộng lẫy nhất trong cuộc đời mình. Thông thường thì người ta sẽ tổ chức lễ ăn hỏi rồi sau đó sẽ tiến đến tổ chức một lễ cưới thật linh đình. Lễ ăn hỏi sẽ tùy theo từng vùng mà có một vài khác biệt. Vậy thì ngay đây, hãy cùng tìm hiểu ngay về các loại phong tục lễ ăn hỏi và xin dâu mà bạn chưa biết.

Le-an-hoi

Lễ ăn hỏi là gì?

Với nền văn hóa của người Việt, lễ ăn hỏi chính là một thủ tục cưới xin rất quan trọng để có thể đi đến lễ cưới. Lễ ăn hỏi là ngày mà phía gia đình của chú rể sẽ mang các phần sính lễ như trầu cau sang bên phía của nhà cô dâu để hỏi cưới, sau đó sẽ chính thức thưa hỏi, xin phép bên gia đình cha mẹ cô dâu đồng ý chuyện đôi lứa mình được nên duyên vợ chồng với nhau. 

Khi 2 nhà tiến hành xong lễ ăn hỏi sẽ cùng chọn ra ngày lành tháng tốt để đôi uyên ương làm đám cưới chính thức.

Cũng có thể xem lễ ăn hỏi chính là một sự thỏa thuận của hai họ gia đình cho việc kết hôn đôi trẻ. 

Lễ ăn hỏi và xin dâu

  • Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ xin dâu có thể gộp chung lại rồi cùng diễn ra trong một ngày đang dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là những gia đình ở xa nhau sẽ chuộng tổ chức cưới hỏi kiểu này hơn. Mặc dù chỉ diễn ra vỏn vẹn trong một ngày nhưng tất cả các nghi lễ sẽ phải diễn ra đầy đủ nhất và trang trọng nhất. 
  • Khi nghi lễ ăn hỏi kết thúc xong thì phía nhà trai xin phép cáo từ và sẽ bước ra khỏi phía nhà gái, vậy là nghi lễ ăn hỏi đã hoàn tất.
  • Sau khi lễ ăn hỏi xong, nhà trai có thể tiến hành luôn lễ xin dâu hoặc có thể chờ tới giờ lành. Nhà trai cử người đại diện để bắt đầu tiến hành lễ xin dâu (là bố của chú rể hoặc là một họ hàng thân thiết) sẽ mang một mâm trầu cau vào và làm thủ tục để xin dâu. 
  • Hai bên phía gia đình sẽ cùng nói chuyện rồi nêu lý do của buổi lễ. Cô dâu cùng chú rể phải thắp hương trên bàn thờ gia tiên ở bên nhà gái. Rồi cuối cùng, nhà trai sẽ xin phép đón cô dâu về nhà và hoàn thành thủ tục lễ đám cưới.
Lễ ăn hỏi và xin dâu

Lễ ăn hỏi 5 tráp và giá trọn gói?

Lễ ăn hỏi 5 tráp là kiểu truyền thống nhất, được trang trí rất cẩn thận nhưng cũng không kém phần đẹp mắt và đầy đủ các lễ vật như sau:

Tráp trầu cau lễ ăn hỏi

Đây là một loại lễ vật không được thiếu trong bất kỳ các lễ ăn hỏi nào, dù bạn có chọn loại có bao nhiêu tráp đi nữa. Bởi vì người ta thường nói miếng trầu là đầu câu chuyện, đây là sự tượng trưng cho sự son sắt và bền lâu các mối quan hệ để thêm nặng nghĩa tình và trọn đời ở bên nhau. 

Tráp đựng hoa quả

Trái đựng hoa quả với ngụ ý rằng tình yêu cùng như cuộc sống hôn nhân sẽ luôn ngọt ngào và tươi mới nhất. Những hoa quả đựng tráp sẽ được chọn lựa cho tươi và ngon nhất, bạn có thể kết thành hình rồng phượng đang là xu hướng của hiện nay.

Tráp đựng bánh cốm hoặc bánh phu thê

Tráp bánh cốm/bánh phu thê tượng trưng cho sự ngọt ngào của tình yêu cô dâu chú rể. Bánh cũng sẽ được trang trí hình cái tháp để tượng trưng cho sự bền vững.

Tráp đựng chè

Thưởng thức trà là một trong những nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam. Tráp chè cũng là biểu tượng của sự giao lưu, trò chuyện và là lời báo cáo với tổ tiên ngày vui của cô dâu chú rể.

Tráp đựng rượu thuốc

Rượu thuốc tượng trưng cho lòng hiếu thảo và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, tráp sẽ được dâng lên bàn của thờ tổ tiên. Đây cũng coi như là lời thông báo chúc phúc cho cặp đôi uyên ương này.

Bảng giá trọn gói của lễ ăn hỏi 5 tráp hiện nay như sau:

Lễ ăn hỏi 5 tráp Truyền Thống giá siêu rẻ: từ 2.100.000đ.

Lễ ăn hỏi 5 tráp Rồng Phượng Nghệ Thuật: từ 3.650.000đ.

Lễ ăn hỏi 5 tráp Rồng Phượng Vip Đẳng Cấp: từ 5.700.000đ.

Lễ ăn hỏi 5 tráp

Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì?

Lễ ăn hỏi 7 tráp sẽ không đơn giản như lễ ăn hỏi 5 tráp. Đây là lựa chọn khá phổ biến và phù hợp với các cặp đôi đang muốn lễ đám cưới đầy đủ nhưng đơn giản.

Lễ ăn hỏi 7 tráp sẽ bao gồm lễ ăn hỏi 5 tráp kết hợp thêm 2 tráp sau:

Tráp bánh cốm

Bánh cốm lễ vật quan trọng không thể thiếu trong tráp ăn hỏi đặc trưng của người miền Bắc. Những chiếc bánh bánh cốm thơm mùi lúa chín, đây cũng là lời cầu mong sự chứng giám và phù hộ của tổ tiên cho hạnh phúc viên mãn của đôi bạn trẻ. 

Tráp mứt hạt sen

Hương vị ngọt ngào của bánh hòa quyện cùng hương thơm thoang thoảng của hạt sen. Mứt hạt sen cũng là biểu tượng cho tình cảm mặn nồng chia sẻ ngọt bùi của đôi lứa, cầu mong được con đàn cháu đống.

Lễ ăn hỏi 7 tráp
Lễ ăn hỏi 7 tráp

Lễ ăn hỏi 9 tráp sẽ bao gồm những gì?

Tráp ăn hỏi 9 lễ sẽ gồm 9 tráp lễ vật mà phía nhà trai sẽ đem đến cho bên nhà gái. Cũng như các loại tráp khác, tráp ăn hỏi 9 lễ sẽ giống như tráp ăn hỏi 7 lễ và có thêm 2 tráp sau:

Tráp có lợn sữa quay

Lợn sữa sẽ được quay vàng óng ánh trông rất thơm ngon. Lợn sữa sẽ được dâng lên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa sẽ thể hiện được sự chân thành của phía nhà trai.

Tráp đựng mâm xôi

Mâm xôi gấc bày trong tráp lễ là được nấu từ nếp cái hoa vàng thơm ngon vô cùng dẻo. Màu đỏ của mâm xôi còn thể hiện sự may mắn, hạnh phúc cho một cuộc sống tốt đẹp sung túc của đôi vợ chồng.

Lễ ăn hỏi 9 tráp

Xem thêm: lễ ăn hỏi xuân trường

Kết Luận

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích về một số phong tục lễ ăn hỏi và xin dâu mà bạn chưa biết. Hy vọng qua đây, bạn có thể chuẩn bị cho mình một lễ ăn hỏi và xin dâu thật trọn vẹn nhất. Bạn cũng có thể tham khảo ngay http://cuoihoihungthinh.com  để được tư vấn và chuẩn bị cho mình một lễ ăn hỏi phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *