Tuy có thời gian tổ chức khá ngắn nhưng lễ đính hôn vẫn đóng một vai trò rất quan trọng, cần sự chỉn chu với nhiều nghi thức truyền thống. Yêu cầu của buổi lễ ở những vùng miền khác nhau cũng sẽ khác nhau. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp cho các cặp đôi chuẩn bị chu đáo nhất cho buổi lễ quan trọng này!
Tìm hiểu lễ đính hôn là gì?
Lễ đính hôn là buổi lễ thể hiện một thông báo chính thức về việc hứa gả cưới giữa hai bên nhà trai và nhà gái. Đây là bước đệm quan trọng để tiến tới hôn lễ chính thức. Bởi vậy mà buổi lễ này có khá nhiều nghi thức quan trọng và yêu cầu riêng, đòi hỏi các cặp đôi và 2 bên gia đình nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Thông thường, chương trình lễ đính hôn gồm mở đầu là đón khách, sau đó là một vài nghi lễ đơn giản, cuối cùng nhà gái sẽ đãi tiệc nhà trai.Ngoài ra để buổi lễ thành công thì cô dâu chú rể cũng cần tập trung vào việc trang trí lễ đính hôn hoàn hảo nhất.
Tìm hiểu lễ đính hôn cần chuẩn bị gì?
Ngoài những lễ vật truyền thống cơ bản là mâm trầu cau, trà rượu, nhà trai có thể thêm một số lễ vật khác như: trái cây, bánh mứt…để cho dàn sính lễ thêm phong phú.
Các loại bánh thường được sử dụng là bánh phu thê, bánh hồng, bánh cốm, bánh đậu xanh, mứt sen…Để trang trọng hơn, mâm lễ có thể bao gồm thêm heo sữa quay, mâm xôi…
Lễ đính hôn cần những gì? Số lượng sính lễ ở những vùng miền khác nhau cũng sẽ khác nhau. Nếu như ở miền Nam yêu cầu số lượng tráp cưới là số chẵn 6, 8 hoặc 10…, thì ở miền Bắc sẽ yêu cầu lễ vật số lẻ 5, 7, 9, 11 tráp.
Lễ đính hôn cô dâu mặc gì là đẹp và phù hợp nhất?
Trang phục nên được chuẩn bị từ sớm để có thể dễ dàng điều chỉnh nếu có sự cố xảy ra. Trang phục trong ngày lễ ăn hỏi cho cô dâu thường là áo dài truyền thống. Về màu sắc, cô dâu nên chọn những màu sắc cơ bản như đỏ, hồng, trắng, vàng đồng… Còn chú rể có thể diện áo dài truyền thống hoặc những bộ vest lịch lãm. Ngoài ra, trang phục dành cho cha mẹ đôi bên cũng cần chú ý vì họ cũng xuất hiện rất nhiều trong nghi thức lễ đính hôn.
Tìm hiểu trong buổi lễ đính hôn có trao nhẫn không?
Cặp nhẫn đính hôn là một vật dụng không thể thiếu trong buổi lễ trọng đại này. Cặp nhẫn như một minh chứng cho tình yêu của cô dâu và chú rể. Từ khoảnh khắc trao nhau nhẫn cho nhau, cô dâu chú rể chính thức trở thành người một nhà.
Việc lựa chọn nhẫn cưới, các cặp đôi nên cùng nhau bàn bạc thống nhất để lựa chọn được cặp nhẫn ưng ý nhất. Tùy vào điều kiện kinh tế mà chọn kiểu dáng, chất liệu phù hợp.
Tìm hiểu những nghi thức đính hôn truyền thống
Theo phong tục truyền thống của Việt Nam, trình tự lễ đính hôn sẽ diễn ra như sau:
Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật của nhà trai
Khi đến nhà gái chủ hôn và phụ rể bưng khay trầu rượu vào nhà gái trước để xin phép vào làm lễ hỏi. Sau khi chấp nhận, nhà gái sẽ mời nhà trai vào nhà để đặt các mâm quả lên bàn thờ gia tiên. Hai gia đình sẽ mời trà nước, thăm hỏi lẫn nhau rồi hai bên lần lượt giới thiệu bảng tên lễ đính hôn, các thành viên trong gia đình. Đại diện nhà trai sẽ có màn phát biểu ngắn về lý do buổi tiệc và các lễ vật mang đến. Sau đó là phát biểu của nhà gái trong lễ đính hôn và nói lời cảm ơn.
Cô dâu ra mắt hai họ
Khi quan họ hai bên thực hiện nghi thức chào hỏi và trao mâm quả, cô dâu sẽ đợi ở bên trong. Sau khi nghi thức hoàn thành, nhà gái sẽ cho phép chú rể đón cô dâu xuống ra mắt hai họ.
Lễ thắp hương bàn thờ gia tiên
Trước tiên, đại diện nhà gái sẽ mang một số lễ vật từ mâm quả nhà trai để dâng lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, chàng rể đốt đôi đèn cẩn thận sao cho 2 ngọn lửa cháy tốt và đều. Sau cùng cô dâu chú rể sẽ thắp hương bái lạy ông bà tổ tiên.
Trao trang sức cho cô dâu và lễ đen cho nhà gái
Sau khi khấn vái ông bà tổ tiên, đôi uyên ương sẽ đeo nhẫn cho nhau. Mẹ của chú rể cũng đeo trang sức cho cô dâu. Ngoài ra nhà trai cũng trao cho nhà gái một số tiền để bày tỏ lòng biết ước đối với công lao dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.
Nhà gái lại mâm quả cưới cho nhà trai
Về tráp cưới của nhà trai, nhà gái sẽ lấy một phần, phần còn lại sẽ dùng để lại quả. Việc lại quả diễn ra sau khi bữa tiệc mặn xong xuôi và nhà trai xin phép ra về.
Tìm hiểu nghi thức lễ đính hôn công giáo
Các nghi thức lễ đính hôn công giáo thường bao gồm:
- Phần mở đầu buổi lễ: thường là lời cầu nguyện mong Chúa có thể ban phước lành cho đôi uyên ương.
- Phát biểu thay lời Chúa: người đại diện sẽ đọc bài trích dẫn trong sách Không Ngoan.
- Lời khuyên: phát biểu của nhà gái trong lễ đính hôn về lời khuyên dành cho đôi bạn trẻ.
- Lời hứa của cô dâu chú rể
- Lời cầu nguyện: cặp đôi sẽ đọc lời nguyện cầu của mình với Chúa để mong cuộc sống gia đình được hạnh phúc, ấm êm.
- Kinh lạy cha
- Lời nguyện: do nhà trai phát biểu.
- Kết thúc buổi lễ.
Xem thêm: Những thông tin quan trọng về lễ đính hôn mà bạn không thể bỏ lỡ
Trên đây là tất tần tật về lễ đính hôn dành cho những đôi bạn trẻ sắp có ý định kết hôn. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong việc chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới.