Bài Phát biểu trong lễ dạm ngõ

Mách bạn cấu trúc trình bày bài phát biểu trong lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay có thể nói một cách đơn giản là cuộc gặp mặt đầu tiên của hai bên gia đình trước khi họ quyết định tìm hiểu nhau một cách sâu hơn.

Có thể khẳng định, đây chính là lúc hai bên tìm hiểu, thăm dò, kiểm tra chéo nhau về phong tục, tập quán. Cho nên, lễ dạm ngõ không chỉ đòi hỏi bạn cần chuẩn bị kĩ càng về thủ tục cơ bản, mà còn đòi hỏi bạn cần phải có một bài phát biểu chỉnh chu nhất để tạo ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên này.

Vậy một bài phát biểu chỉnh chu, ấn tượng là như thế nào? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ mách bạn cấu trúc trình bày một bài phát biểu trong lễ dạm ngõ độc đáo, ấn tượng chứa đựng tính xúc tích tuyệt đối.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

1. Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng

Khâu chuẩn bị luôn là tiêu chí không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người. Viết một bài phát biểu cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo.

Nội dung chủ yếu trong bài phát biểu Lễ Dạm ngõ, ngoài lời chào hỏi làm quen là những thông tin cơ bản về gia đình của cô dâu, gia đình của chú rể. Tuy đó chỉ là những thông tin sơ lược nhưng cần phải có tính chính xác tuyệt đối, bởi điều này chính là tiêu chí tạo sự thiện cảm đối với gia đình thông gia.

Cho nên, hai bên gia đình cần chuẩn bị bài phát biểu trong lễ dạm ngõ một cách kỹ càng cả về thời gian lẫn nội dung phát biểu. Chúng tôi khuyên bạn nên dành thời gian trước một tuần tham khảo ý kiến gia đình trước khi hoàn chỉnh bài phát biểu cũng như chọn mua tráp dạm ngõ đẹp, đầy đủ theo phong tục của đàng gái.

2. Đối tượng viết bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cần phải có kĩ năng viết bài.

Tuy những bài phát biểu trong lễ dạm ngõ thường ngắn gọn, nhưng không có nghĩa là bất cứ ai cũng đều làm được. Cho nên, người viết bài phát biểu đòi hỏi cần phải có kiến thức, kĩ năng viết bài tốt nhất.

Bởi những lời lẽ được sử dụng trong bài phát biểu càng trôi chảy, mượt mà mang tính học thức cao sẽ làm cho người nghe bị thuyết phục.

Hãy giao trọng trách soạn thảo bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cho những ai mà mình tin tưởng về học thức cũng như khả năng viết của họ bạn nhé.

3. Ai là người trình bày bài phát biểu trong lễ dạm ngõ?

Thường thì nhiệm vụ này luôn được giao cho một người quan trọng và lớn tuổi nhất trong gia đình, không nhất thiết là họ có thuyết trình được trôi chảy hay không.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên theo phong trào của thời đại mà ấn định giao nhiệm vụ trình bày bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cho một người có kĩ năng nói lưu loát trước đám đông.

Việc chọn người trình bày bài phát biểu không nhất thiết phải là những người có vai vế trong xã hội hay lựa chọn về nam hay nữ. Mà tiêu chí cần có đối với người trình bày phát biểu đó chính là người “hoạt ngôn” và tự tin trước đám đông. Bởi chính họ sẽ là người truyền đạt cảm xúc mãnh liệt nhất vào trong bài cũng như trong lòng người nghe. Đồng thời tạo sự vui tươi, thuận lợi trong cuộc gặp gỡ của hai bên gia đình thông gia.

4. Tính xúc tích, cảm xúc yếu tố không thể thiếu cho bài phát biểu trong lễ dạm ngõ.

Lễ dạm ngõ, đơn giản chỉ là một bữa tiệc nho nhỏ được tổ chức để hai bên gia đình gặp mặt, trò chuyện với nhau.

Thành phần tham dự cũng không quá đông đúc, chỉ là sự góp mặt của những người thân thiết nhất của hai bên gia đình.

Vì vậy, buổi lễ cũng không cầu kì hóa về các nghi thức lế nghi mà chỉ quan trọng hóa về bầu không khí vui tươi và bữa cơm thân mật cho hai bên gia đình.

Cho nên, những bài phát biểu trong lễ dạm ngõ nên trình bày ngắn gọn mà vẫn phải đảm bảo tính xúc tích, đặc biệt cảm xúc được trình bày phải có chừng mực nhất định không quá sâu về tình cảm.

Vậy, cụ thể cấu trúc của một bài phát biểu trong lễ dạm ngõ được trình bày ra sao? Cùng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết nhé.

5.Cấu trúc của bài phát biểu trong lễ dạm ngõ.

Bất kì một thể loại văn bản nào cũng đều phải dựa theo một cấu trúc, qui định nhất định của nó. Bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cũng không ngoại lệ.

Nó không chỉ đảm bảo tính xúc tích, tình cảm mà còn phải tuân thủ một cấu trúc chung về nội dung cũng như bố cục trình bày

Cấu trúc của một bài phát biểu trong lễ dạm ngõ như sau:

  • Lời chào, dẫn nhập để nói về mục đích của buổi lễ
  • Giới thiệu sơ lược về cô dâu, chú rể và gia đình của cô dâu, gia đình của chú rể.
  • Cuối cùng là trình bày cảm xúc ý nguyện kết tình thông gia của hai bên gia đình.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn một số tiêu chí, cấu trúc để trình bày cho bài phát biểu trong lễ dạm ngõ nhằm tạo nên sự độc đáo và ấn tượng nhất. Chúc các bạn có được sự vui tươi, ấm áp trong buổi gặp mặt đầu tiên của hai bên gia đình.

6.Mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ đơn giản, ý nghĩa

Việt Nam có 63  tỉnh thành phố, nhiều dân tộc với văn hóa vùng miền đa dạng. Nhưng về cơ bản, mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ sẽ được viết theo hướng đơn giản, đầy ý nghĩa, bám sát trình tự của lễ dạm và điều kiện thực tế của cô dâu chú rể tương lai cũng như hai bên gia đình.

Dù bạn ở tỉnh nào, vùng miền nào thì bài phát biểu trong lễ dạm ngõ cũng sẽ bao gồm bài phát biểu của nhà trai và bài phát biểu của nhà gái. Mỗi mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ lại bao gồm một số phần chung như lời chào – giới thiệu thành phần tham dự của mỗi bên – tuyên bố mục đích của buổi lễ – giới thiệu sính lễ – gửi lời cảm ơn đến nhà trai/ nhà gái. Dưới đây là mẫu bài phát biểu cụ thể của họ nhà trai và họ nhà gái để bạn có thể tham khảo:

6.1 – Mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà trai

Lễ Dạm Ngõ được tổ chức tại tư gia của nhà gái. Các công tác chuẩn bị xung quanh lễ dạm ngõ như thuê bàn ghế, trà nước, bánh kẹo đều là việc mà nhà gái cần làm. Tuy nhiên, trong lễ dạm ngõ, người phát biểu đầu tiên sẽ là đại diện của họ nhà trai (thường là người cao niên, có uy tín, có danh dự trong dòng họ). Phần phát biểu của đại diện họ nhà trai sẽ bắt đầu ngay sau khi hai bên gia đình ngồi ổn định bên bàn uống nước. Nó sẽ bao gồm một số phần cơ bản như:

Lời chào hỏi và giới thiệu về thành viên của đoàn nhà trai

“Kính thưa hai họ, thưa các cụ, các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay. Tôi là (tên trưởng đoàn nhà trai), là (vai vế so với chú rể – ví dụ như ông trẻ, bác ruột) của cháu (tên chú rể) và là đại diện cho họ nhà trai đến tiến hành lễ dạm ngõ cho hai cháu. Thay mặt toàn thể đoàn nhà trai, tôi xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến họ nhà gái. Tôi cũng xin phép được giới thiệu thành phần đoàn nhà trai tham dự lễ dạm ngõ ngày hôm nay gồm (giới thiệu tên và vai vế so với chú rể theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.

Tiếp theo sau đó:  Thể theo nguyện vọng của hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) và được sự cho phép của gia đình nhà gái, hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây để xin ra mắt gia đình nhà gái và xin phép họ nhà gái đồng ý cho làm lễ dạm ngõ để hai cháu được chính thức qua lại. Đồng thời, bàn bạc để hai bên gia đình thống nhất, chuẩn bị cho lễ hỏi, lễ thành hôn của các cháu trong thời gian sắp tới”.

“Đoàn nhà trai chúng tôi rất vui mừng vì sự đón tiếp đông đủ, ấm cúng, nồng hậu của gia đình nhà gái. Trải qua quãng thời gian dài quen biết và tìm hiểu, cho đến nay tình cảm giữa hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) đã chín muồi. Cháu (tên chú rể) đã trình bày với bố mẹ, họ hàng nội ngoại về mong muốn về chung một nhà với cháu (tên cô dâu).

Giới thiệu sính lễ mà họ nhà trai đem đến

“Trong buổi lễ ngày hôm nay, gia đình nhà trai chúng tôi đã chuẩn bị tráp lễ dạm gồm: lá trầu, quả cau, chai rượu, gói trà… Tôi xin phép được mời cha mẹ của cháu (tên chú rể) và cháu (tên cô dâu) lên cùng trao – nhận và mở tráp lễ vật mà nhà trai mang đến. Hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp nhận lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị và đồng ý cho hai cháu nên duyên trăm năm”.

Tiếp Theo Bác đại Diện thay mặt nhà trai gửi lời cảm ơn đến nhà gái

“Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin cảm ơn vì sự đón tiếp chu đáo, thân tình của gia đình nhà gái. Cảm ơn sự có mặt của tất cả các cụ, các ông, các bà, các cô dì chú bác đã tham dự buổi lễ dạm ngõ hôm nay. Tôi cũng hy vọng hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) sẽ yêu thương nhau, cùng nhau nâng đỡ và làm tròn bổn phận của người làm con với hai bên gia đình”.

6.2 – Mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà gái

“Kính thưa hai họ, thưa các cụ, các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay. Tôi là (tên trưởng đoàn nhà trai), là (vai vế so với cô dâu – ví dụ như ông trẻ, bác ruột) của cháu (tên cô dâu) và là đại diện của họ nhà. Thay mặt họ nhà gái, tôi xin gửi lời chào đến tất cả các cụ, các ông, các bà đã bớt thời gian để tham buổi lễ dạm ngõ của hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu). Thành phần của họ nhà gái chúng tôi gồm (giới thiệu tên và vai vế so với cô dâu theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.

Tuyên bố chấp thuận nhận lễ dạm ngõ của họ nhà gái

“Chúng tôi được biết cháu (tên cô dâu) và cháu (tên chú rể) đã quen biết, tìm hiểu từ lâu. Cháu (tên cô dâu) đã xin phép bố mẹ, gia đình nội ngoại để tiến đến hôn nhân với cháu (tên chú rể). Nay gia đình nhà trai không quản ngại đường xá xa xôi, đem mâm trầu tráp lễ đến làm lễ dạm ngõ xin cưới cháu (tên cô dâu). Tôi xin lại diện cho gia đình nhà gái nhận mâm trầu cau và đồng ý để hai cháu tiến tới hôn nhân”.

Thay mặt họ nhà gái gửi lời cảm ơn đến họ nhà trai

“Sau đây tôi xin mời hai gia đình cùng ngồi ăn trầu, uống nước để bàn bạc, thống nhất ngày lành tháng tốt làm lễ ăn hỏi và lễ thành hôn cho hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu). Xin mời các ông các bà!”.

Xem thêm: Lễ ăn hỏi & Trình tự của ngày lễ ăn hỏi bạn cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *